Công dụng của rễ cây nhàu

Các bộ phận rễ, quả, lá và vỏ của cây nhàu đều được sử dụng như một vị thuốc. Trong đông y, rễ nhàu thường được sử dụng nhiều hơn cả bởi sự hiệu quả được tìm thấy trong tính đa công dụng của nó.



Rễ-nhàu

Rễ nhàu được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt chú ý từ rất lâu. 


Năm 1848 Mr Anderson, một nhà khoa học người Pháp đã tách ra được chất Moridin (glucosid anthraquinonic - C28H30O15) có dạng tinh thể màu vàng cam tan trong nước sôi và chất MoridonC15H10O5 )  từ rễ Nhàu.

Các dẫn chất anthraquinon cũng có tỷ lệ cao trong rễ nhàu, có tác dụng hạ huyết áp mạnh và kéo dài. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế nhẹ đối với hệ thần kinh trung ương.

Khi phân tích dược tính của rễ Nhàu, Giáo sư Caujolle - Giám đốc Trung tâm khảo cứu Quốc gia Pháp về độc tính của các chất, Giáo sư Youngken thuộc trường địa học Dược khoa Massachusette và Giáo sư Ikeda thuộc trung tâm nghiên cứu vệ sinh Quốc gia Nhật Bản… đã tiến hành các thí nghiệm trên vật nuôi và có cùng kết luận tinh chất rễ Nhàu có tác dụng nhuận trường và lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp kéo dài, ít gây độc và không gây nghiện.

Rễ Nhàu cũng là một trong số 208 vị thuốc Nam được Lương y Viêt Cúc ghi lại trong "Nam dược tính yếu lược" (1965). Sách “Gia y trị nghiệm” của ông cũng có ghi “rễ Nhàu vị đắng, ấm, thông huyết mạch, trừ phong tê nhức mỏi, hạ huyết áp.

Trong thực tế, khi dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, rễ Nhàu có hai tác dụng đáng lưu ý là dưỡng tâm an thần và thông kinh hoạt huyết. Ở những người thường hay căng thẳng tâm lý, dễ bực bội, cáu gắt, khó ngủ, khi dùng rễ Nhàu sẽ giữ được tinh thần êm dịu, thư giãn, dễ ngủ. Một số bệnh nhân thường hay lo sợ vu vơ, buồn bực, than vãn thì nước sắc rễ Nhàu, có thể làm cho họ cảm thấy tươi tỉnh lạc quan hơn.

Tác dụng tự điều chỉnh giữa hưng phấn và ức chế, giữa thần kinh giao cảm và đối giao cảm cũng được nhóm nghiên cứu của bác sĩ Đặng Văn Hồ, người đã dày công nghiên cứu tác dụng của rễ Nhàu trên các bệnh nhân, ghi nhận “Dựa theo sự quan sát trực tiếp trên người bệnh, chúng tôi nhận thấy nước sắc rễ Nhàu tạo nên một sự thoải mái rất đặc biệt, đem lại niềm vui, sự lạc quan, sự minh mẫn trong suy luận và cải thiện tính tình người bệnh. Tính chất điều hòa thần kinh còn thể hiện ở hiệu quả của việc điều hòa huyết áp, thuốc sẽ làm hạ huyết áp ở những người huyết áp cao hoặc nâng huyết áp ở những người huyết áp thấp. Trong một số trường hợp sức khỏe kém vì huyết áp thường xuyên quá thấp, chúng tôi cũng cho bệnh nhân dùng thuốc sắc rễ Nhàu và chỉ thuốc ấy thôi đã gia tăng huyết áp của họ lên 2 hoặc 3 chỉ số”.

Năm 1994, TS. Phạm Huy Quyết nghiên cứu tác dụng kích thích miễn dịch chiết toàn phần rễ cây Nhàu cũng cho thấy rễ nhàu có tác dụng hạ huyết áp, giảm đau, an thần.

Theo y học cổ truyền, rễ nhàu vị chát, tính bình, quy vào kinh thận, đại tràng, với công năng trừ phong thấp, nhuận tràng, bình can, giáng nghịch, dùng trị đau nhức xương khớp, trị tăng huyết áp, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh yếu mệt, tăng cường miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Như vây, có thể khẳng định rễ nhàu có rất nhiều công dụng đã được chứng minh cả trong phòng thí nghiệm lẫn trong thực tế chữa bệnh.

Cách chế biến rễ nhàu

Rễ nhàu nên thu hái vào mùa đông. Để rễ nhàu sử dụng được như một vị thuốc, người ta đào một phần rễ của cây nhàu, đem rửa sạch đất cát, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô, bảo quản cẩn thận đảm bảo lưu giữ được những tinh chất của rễ nhàu.

1 nhận xét trong bài "Công dụng của rễ cây nhàu"

  1. Chứng bệnh huyết áp thấp hiện tại vô cùng phổ biến, nó có thể xuất hiện ở cả người cao tuổi và người ít tuổi. Nếu phát hiện và chữa trị không kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể gây nên rất nhiều những biến đổi nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Chính do đó, chữa trị khỏi căn bệnh huyết áp thấp là vô cùng thiết yếu. Xem thêm: https://suckhoevadoisonghangngay.blogspot.com/2017/12/chua-tri-benh-ap-huyet-thap-bang-cach-nao.html

    Trả lờiXóa

Hỗ trợ trực tuyến